Formtory Blog
TRANG CHỦCảm HứngHướng DẫnChiến LượcỨng DụngCập Nhật
10 Xu Hướng Phổ Biến Nhất Tại Nơi Làm Việc Năm 2022
 Cảm Hứng
10 Xu Hướng Phổ Biến Nhất Tại Nơi Làm Việc Năm 2022
Justin T.
Justin T.
March 29, 2022
7 min

Một năm vô cùng biến động, Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp trên toàn thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều công ty buộc phải thích nghi với Covid-19 “sống chung với lũ” bằng cách tạo ra rất nhiều thay đổi về tại làm việc trong năm 2022. Tại sao? Cung cấp một môi trường làm việc tốt cho nhân viên là điều cốt lõi cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này làm thay đổi cách nhìn nhận của nhân viên về công ty - một nhà lãnh đạo linh hoạt dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Bạn có tin một môi trường làm việc tích cực có thể giúp tăng lên đến 21% lợi nhuận kinh doanh? Các doanh nghiệp ưu tiên sự gắn bó, sự hài lòng, hạnh phúc của nhân viên tại nơi làm việc luôn là điều cần thiết.

10 xu hướng tại nơi làm việc phổ biến nhất

1. Làm việc từ xa (Remote Work)

Không gian làm việc sẽ thay đổi. Hầu hết các doanh nghiệp trên khắp thế giới vẫn chưa cho nhân viên làm việc ở văn phòng như trước vì mối lo ngại với virus. Nhiều nhân viên cũng cảm thấy thoải mái với ý tưởng làm việc tại nhà này, mặc dù mọi người mong muốn họ có thể kết hợp cả làm việc tại văn phòng và tại nhà để đạt được hiệu suất cao nhất. May mắn thay, nhờ sự phát triển vượt bậc về công nghệ, làm việc từ xa là không khó trừ khi bản chất công việc đòi hỏi họ phải có mặt tại văn phòng để có thể tiếp cận một số thiết bị nhất định mà nó không có sẵn ở nhà. Tuy nhiên, dù remote work đạt đến đỉnh cao trong năm nay vì coronavirus, song các công ty vẫn phải thận trọng bởi vì làm việc mà không gặp gỡ trực tiếp đồng nghiệp có thể khó khăn, ảnh hưởng đến giao tiếp giữa nhân viên – nhân viên dẫn đến hiệu suất làm việc thấp.

2. Biện pháp an toàn là trên hết.

Sau khi đại dịch bắt đầu, mọi người đều cẩn thận hơn về sự an toàn của mình vì ở một môi trường đông người như nơi làm việc, bạn không thể biết mình nhiễm virus từ đâu. Cách duy nhất là thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa. Nhân viên nào cũng muốn biết liệu doanh nghiệp có sẵn sàng cung cấp cho họ bầu không khí an toàn cần thiết để làm việc hay không. Các công ty tuân theo tất cả các tiêu chuẩn an toàn mà chính phủ và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã công bố. Sử dụng công nghệ và mọi nguồn lực khác để giữ cho môi trường làm việc an toàn nhất có thể nhé.!

3. Tính hoà nhập – bình đẳng cao.

Các doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn nên đảm bảo mọi người dù ở nền văn hóa, màu da, giới tính, chủng tộc, giới tính và dân tộc nào đều bình đẳng như nhau. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nơi làm việc có tính bình đẳng cao sẽ đạt hiệu suất làm việc rất cao vì mọi người đều cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe. Nếu cho đến nay, công ty vẫn chưa đạt được kết quả tốt nhất về tính hoà nhập… hãy đầu tư thời gian và nguồn lực cần thiết để biến điều này thành hiện thực… một buổi workshop cho toàn công ty về tính bình đẳng chẳng hạn? Vì lợi ích tốt nhất của nhân viên, doanh nghiệp làm mọi thứ trong khả năng của họ để giải quyết tình trạng bất bình đẳng tại nơi làm việc nhé!

4. Đào tạo kỹ năng.

Covid-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và văn hóa làm việc của nhiều doanh nghiệp. Nhân viên ở mọi công ty đều mong muốn được nâng cao kỹ năng bản thân để họ ngày càng phát triển trên thị trường việc làm. Bên cạnh nỗi sợ hãi về tự động hóa – có nguy cơ giảm số lượng việc làm trên thị trường, nhiều người đã mất việc làm vì nhiều công ty kinh doanh thua lỗ. Các công nghệ mới hơn đang ra đời, thị trường thay đổi chóng mặt, và việc đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho nhân viên rất quan trọng bởi họ không muốn bị bỏ rơi, thụt lùi phía sau.
Nền kinh tế hợp đồng (gig economy - làm việc tự do thay vì nhân viên toàn thời gian.) cũng đang tăng lên, vì vậy sẽ tốt hơn nếu các nhà tuyển dụng đào tạo thêm để nâng cao kỹ năng làm việc của nhân viên. Điều này cung cấp cho nhân viên sự linh hoạt trong việc làm tự do đồng thời doanh nghiệp có thể có một số thỏa thuận để họ trả lương cho nhân viên dựa trên công việc đã hoàn thành thay vì lương hàng tháng. Đôi bên cùng có lợi.

5. Chuyển đổi kỹ thuật số.

Một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp không thể chuyển hoàn toàn công việc của họ sang làm việc từ ​​xa là do công nghệ. Nếu không có các ứng dụng từ xa, ứng dụng quản lý dự án, vv… họ sẽ không thể quản lý tốt data khủng lồ như thế, đặc biệt là đối với các công ty lớn. Vì vậy, với sự đi đầu trong lĩnh vực như thế này là chuyển đổi kỹ thuật số - giúp công ty đẩy nhanh việc triển khai công nghệ tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, sẽ rất khó để chuyển đổi kỹ thuật số thành công nếu nhân viên của mình sẵn sàng cho nó. Tại sao? Bởi vì họ chính là yếu tố quyết định, họ cần cần phải sẵn sàng làm việc với các công nghệ và quy trình khác nhau mà có thể trước đó họ chưa từng trải nghiệm. Tuy nhiên, “Sống chung với lũ” là slogan cho năm 2021 đấy nhé!

6. Tiếng nói chung.

Cách thức giao tiếp của các doanh nghiệp trong những năm qua đã hoàn toàn thay đổi. Ngày trước, không có email nhưng các doanh nghiệp vẫn hoạt động và giao tiếp với khách hàng, nhà cung cấp rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ, kỳ vọng cũng tăng lên. Các ứng dụng nhắn tin tức thì, trò chuyện trực tiếp, mạng xã hội, vv… giúp thế giới thu nhỏ lại chỉ bằng một cú nhấp chuột. Khi doanh nghiệp đóng cửa cho hoạt động kinh doanh vì virus, mọi người đều có thể làm việc được với sự trợ giúp của các ứng dụng trực tuyến. Trong một kịch bản khó khăn thế này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đưa ra một công cụ chung - đầu tư vào các công cụ phần mềm giao tiếp và sử dụng các feature doanh nghiệp có sẵn. Nó sẽ giảm bớt gánh nặng cho nhân viên và nâng cao năng suất làm việc hơn.

7. Cân bằng giữa cuộc sống - công việc.

Với việc làm việc tại nhà, ranh giới giữa công việc và thời gian cá nhân gần như là không có. Đặc biệt, vì kiếm được việc làm trong bối cảnh khó khăn thế này, các doanh nghiệp tận dụng cơ hội để nhân viên làm việc quá sức. Tuy nhiên, chiến thuật này sẽ thể tồn tại về lâu dài, bởi nhân viên cần sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống để họ có được năng lượng tích cực hơn. Cung cấp cho nhân viên sự cân bằng cũng quan trọng như những thứ như tiền lương, phúc lợi, đảm bảo việc làm, vv…

8. Đầu tư vào phúc lợi của nhân viên.

Các vấn đề như sức khỏe tinh thần, căng thẳng, vv… ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc của nhân viên và giảm hiệu quả công việc. Nơi làm việc hiện đại được trang bị các tiện nghi như trung tâm thể dục thể thao, chăm sóc y tế, phòng ngủ, tiếp cận với chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần, vv… cho nhân viên. Giải pháp khác, các doanh nghiệp có thể tổ chức các sự kiện như các hoạt động xây dựng nhóm cũng góp phần giúp nhân viên cảm thấy hài lòng về bản thân và đồng nghiệp.

9. Tập trung vào kỹ năng mềm.

Ngay từ việc giải thích dự án cho khách hàng đến việc quản lý nhân viên, mọi thứ đều phụ thuộc vào kỹ năng mềm. Không có nó, các doanh nghiệp cũng như cá nhân đều khó tiến lên phía trước. Các kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy logic, vv… Bạn cần một nhà lãnh đạo năng động - không chỉ giỏi về công nghệ mà còn có các khả năng cần thiết để thuyết phục một nhóm cá nhân làm việc với một mục tiêu duy nhất mà không dẫn đến tranh cãi hay sự bất đồng quan điểm nào.

10. Đổi mới để cứu chính mình.

Năm 2021 là một năm đầy thách thức. Đối mặt với những thách thức cam go từ Coronavirus, cách duy nhất đổi mới để tồn tại và phát triển. Thị trường không phải lúc nào cũng thuận lợi, và cũng không ai lường trước được. Ngay cả những vấn đề kinh doanh hàng ngày như giữ chân nhân tài, giữ chân khách hàng cũng đòi hỏi nỗ lực của doanh nghiệp cả một chặng đường dài. Vì vậy, nếu muốn đứng vững trước thử thách của thời gian, doanh nghiệp nên đổi mới liên tục để dẫn trước những đối thủ chung ngành. Học cách nhanh nhẹn và linh hoạt để có được vị trí tốt hơn. Đừng đứng lại khi mọi người đang đi!

Tóm lại

Mỗi năm chúng ta đều thấy những điều mới về cách hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Sự thành công của họ phụ thuộc vào sự tồn tại của nhân viên. Doanh nghiệp không thể đạt được thành công nếu không giữ được họ, đặc biệt là nhân tài. Cho dù bạn là doanh nghiệp mới hay là “lão làng” lâu năm, hãy luôn nhớ rằng, hạnh phúc của nhân viên tỷ lệ thuận với sự thành công trong kinh doanh. Bạn không thể đạt được cái này nếu không có cái kia. Nhân viên cũng nên đảm bảo phải cống hiến hết sức mình để doanh nghiệp thành công.


Previous Article
12 Câu Hỏi Nên Sử Dụng Trong Bài Khảo Sát Chăm Sóc Khách Hàng

Table Of Contents

1
10 xu hướng tại nơi làm việc phổ biến nhất
2
Tóm lại

Related Posts

10 câu hỏi quan trọng trong phiếu khảo sát mức độ hài lòng để tăng cường chất lượng dịch vụ
September 21, 2023
4 min
© 2024, All Rights Reserved.
Powered by Formtory

Quick Links

Advertise with usAbout UsContact Us

Social Media